Quy Trình Lắp Đặt Tủ Điện Công Nghiệp Đúng Kỹ Thuật, Đơn Giản

Lắp đặt tủ điện công nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và độ chính xác rất cao. Lắp đặt tủ điện công nghiệp là giai đoạn quyết định rất nhiều đến chất lượng đầu ra tủ điện công nghiệp. Bài viết sau đây của Điện Trần Lê sẽ giúp bạn hiểu quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp một cách chi tiết nhất nhé!

Quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp

Đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ đấu nối tủ

Trước khi tiến hành các công việc lắp đặt tủ điện, các kỹ thuật viên cần đọc và hiểu hết bản vẽ kỹ thuật của tủ điện gồm bản vẽ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ sơ đồ đấu nối, bản vẽ bố trí thiết bị,…Việc đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật giúp kỹ thuật viên dễ dàng chuẩn bị vỏ tủ điện, thiết bị điện lắp đặt bên trong tủ điện, các vật tư phụ,… cùng với đó là chuẩn bị các thiết bị, máy móc cho quá trình thi công lắp ráp tủ điện.

Chuẩn bị vật tư, thiết bị

Sau khi đã đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật của tủ điện, các kỹ thuật viên cần chuẩn bị vật tư, thiết bị, máy móc và vật tư phụ đầy đủ để lắp ráp tủ điện.

  • Chuẩn bị vật tư chính: Các vật tư chính bao gồm các thiết bị điều khiển, thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ,… Các thiết bị này cần phải đúng chủng loại, đúng thông số kỹ thuật thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật tủ điện.
  • Chuẩn bị vỏ tủ điện: Vỏ tủ điện là sản phẩm rất quan trọng, quyết định đến tuổi thọ của tủ điện và các thiết bị khí cụ điện lắp ráp bên trong. Việc lựa chọn vỏ tủ điện phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước vỏ tủ, khả năng chống nước, chống bụi của vỏ tủ, chất liệu vỏ tủ điện, kết cấu vỏ tủ điện phải phù hợp.

Chuẩn bị vỏ tủ điện

Ví dụ: Tủ điện lắp đặt ngoài trời cần phải có khả năng kháng nước, kháng bụi cao, kết cấu vỏ tủ phải có mái che, chất liệu vỏ tủ phải có khả năng chống gỉ sét tốt.

  • Chuẩn bị vật tư đấu nối như: Thanh cái, Cáp điện động lực, cáp điện điều khiển, đầu cosse, Jack nối,…
  • Chuẩn bị máy móc, thiết bị để lắp ráp tủ điện: Để quá trình lắp ráp tủ điện dễ dàng và nhanh chóng hơn, các kỹ thuật viên cần chuẩn bị tốt các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình lắp ráp.

Có thể bạn quan tâm: Vỏ tủ điện sơn tĩnh điện treo tường kín nước – 1 lớp cửa

Lắp ráp tủ điện công nghiệp

lắp đặt tủ điện công nghiệp

Lắp ráp tủ điện công nghiệp là công việc yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao, công việc này thường diễn ra theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Bố trí, lắp ráp các thiết bị chính vào tấm gắn thiết bị của tủ điện: Các thiết bị chính cần được sắp xếp một cách hợp lý và cố định vào tấm lắp thiết bị của tủ điện một cách chắc chắn. Việc sắp xếp các thiết bị này cần đảm bảo việc đấu nối một cách dễ dàng, tránh việc thanh cái, dây dẫn chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho việc đấu nối và mất thẩm mỹ.
  • Bước 2: Bố trí, lắp ráp các vật tư thiết bị phụ như đèn báo, cầu chì, khay chứa cáp,… Việc lắp ráp các vật tư thiết bị phụ này cũng cần chú ý đến việc đấu nối dây sao cho các dây không bị chồng chéo nhau.
  • Bước 3: Đấu nối thanh cái, cáp động lực.
  • Bước 4: Đấu nối cáp điều khiển.

Lưu ý: Các tuyến cáp động lực và điều khiển cần được đánh dấu 2 đầu dây để tránh các trường hợp đấu nối sai vị trí và để thuận tiện trong quá trình vận hành bảo trì và sửa chữa tủ điện.

Xem thêm: Vỏ tủ điện inox là gì? Mua vỏ tủ điện inox ở đâu

Kiểm tra tủ điện và chạy thử 

Kiểm tra tủ điện và chạy thử

Sau khi hoàn thành các công việc lắp ráp tủ điện, các kỹ thuật viên cần kiểm tra không điện lại toàn bộ tủ điện để đảm bảo an toàn và hoạt động chính xác của tủ điện công nghiệp. Các bước kiểm tra bao gồm:

  • Các thanh cái, tuyến dây động lực, tuyến dây điều khiển phải được đấu nối đúng vị trí, đúng theo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đấu dây.
  • Vị trí đầu cosse, vị trí đấu nối tại điểm cực của các thiết bị phải được siết chặt đúng kỹ thuật.
  • Các tuyến dây phải được được đánh dấu đầy đủ.
  • Các thiết bị phải được dán nhãn tên.
  • Kiểm tra cách điện dây dẫn, cách điện của tủ điện.
  • Vệ sinh tủ điện, kiểm tra và lấy ra các dụng cụ, móc,… còn nằm trong tủ điện.
  • Nối đất vỏ tủ đảm bảo an toàn.

Sau khi kiểm tra không điện và nối đất vỏ tủ hoàn tất, tiến hành cấp nguồn, cài đặt và chạy thử tủ điện:

  • Cấp nguồn điện tổng cho tủ điện, kiểm tra điện áp các pha.
  • Kiểm tra hoạt động của đèn báo (nếu có).
  • Cài đặt các thông số cho thiết bị điều khiển (nếu có).
  • Chạy thử không tải tủ điện.
  • Chạy thử có tải.

Xem thêm: Vỏ tủ điện ngoài trời là gì? Nên mua vỏ tủ điện ở đâu?

Vệ sinh tủ điện

Sau khi thực hiện các bước chạy thử tủ điện hoàn tất, công việc cuối cùng là vệ sinh và đóng gói để vận chuyển đến nơi lắp đặt tủ điện. Sử các thiết bị vệ sinh như máy hút bụi, chổng, … để vệ sinh sạch hết bụi bẩn, mạt sắt, lõi cáp điện, vỏ cáp điện,…

Vệ sinh tủ điện

Tủ điện được đóng gói trong thùng giấy hoặc bọc nilon trước khi vận chuyển đến nơi lắp đặt để đảm bảo không bị trầy xước vỏ tủ, tránh va đập làm hư hại vỏ tủ và các thiết bị khí cụ điện bên trong.

Điện Trần Lê là đơn vị chuyên sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp

Công ty TNHH Kỹ Thuật Điện Trần Lê là đơn vị chuyên sản xuất, lắp đặt tủ điện công nghiệp. Đội ngũ kỹ sư, nhân viên của chúng tôi có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Khách hàng có nhu cầu mua các loại vỏ tủ điện, tủ điện công nghiệp hãy liên hệ ngay vào hotline 0903.836.065 để được hỗ trợ và báo giá.