Mục lục bài viết
Pin năng lượng mặt trời là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời. Vậy pin năng lượng mặt trời là gì? Có cấu tạo ra sao? Hãy cùng Điện Trần Lê tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Pin năng lượng mặt trời là gì?
Pin năng lượng mặt trời hay còn được gọi tấm quang năng (Solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện (Solar cells). Trong một tế bào quang điện này tinh thể silic bị kẹp giữa hai lớp dẫn điện (ribbon và các thanh busbar). Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau, loại N và loại P.
Pin mặt trời có rất nhiều lợi ích, vì vậy chúng được ứng dụng rộng rãi trong việc tạo nguồn năng lượng xanh phục vụ cho con người. Độ bền của tấm Pin mặt trời là rất cao và không cần bảo trì hay bảo dưỡng.
>>> Xem thêm: Pin năng lượng mặt trời Sunpower P19 series-1500V
Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời được chia làm 8 bộ phận gồm: khung nhôm, kính cường lực, lớp màng EVA, solar cell, tấm nền pin (phía sau), hộp đấu dây (junction box), cáp điện, Jack kết nối MC4.
Lớp tế bào quang điện Solar Cells bên trong
Tế bào quang điện (Solar Cells) là phần tử bán dẫn chứa thành phần chính là các silic tinh khiết những tế bào tinh thể silic này có thể là đa tinh thể hoặc đơn tinh thể, tùy thuộc quy trình sản xuất của từng hãng pin mặt trời.
Phần khung nhôm
Khung nhôm thiết kế cứng cáp, được làm từ chất liệu nhôm nên vẫn đảm bảo trọng lượng đủ nhẹ, khung nhôm có thể bảo vệ và cố định các thành phần bên trong trước tải trọng gió lớn và ngoại lực tác động bên ngoài.
Kính cường lực
Phần kính cường lực giúp bảo vệ solar cell khỏi các tác động của thời tiết như nhiệt độ, mưa, tuyết, bụi, mưa đá (đường kính 2,5cm trở xuống) và các tác động va đập khác từ bên ngoài, độ dày của lớp kính cường lực được tính toán để đảm bảo khả năng bảo vệ, giảm việc phản xạ ánh sáng giúp hấp thụ tốt bức xạ mặt trời.
Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate)
Lớp màng Eva hay còn được được gọi là chất kết dính (ethylene vinyl acetate), là 2 lớp màng polymer trong suốt được đặt trên và dưới lớp solar cell có tác dụng hấp thụ và bảo vệ solar cell khỏi sự rung động, tránh bám bụi và hơi ẩm. Lớp này còn có tác dụng kết dính solar cell với lớp kính cường lực phía trên và tấm nền phía dưới. Vật liệu EVA có khả năng chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt và có độ bền rất cao.
Solar cell (tế bào quang điện)
Tấm Pin năng lượng mặt bao gồm nhiều tế bào quang điện (Solar cells). Trong một tế bào quang điện này tinh thể silic bị kẹp giữa hai lớp dẫn điện (ribbon và các thanh busbar). Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau, loại N và loại P.
Hộp đấu dây (junction box)
Hộp đấu dây (junction box) nằm ở phía sau cùng, là nơi tập hợp và chuyển năng lượng điện được sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài thông qua cáp điện DC và Jack kết nối MC4.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống điện mặt trời có lưu trữ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời
Các tấm Pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, hoặc trên khung đỡ nơi có nhiều ánh sáng năng lượng mặt trời và không bị che khuất. Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên quen thuộc với tất cả mọi người. Nhờ có tấm pin năng lượng mặt trời mà nguồn năng lượng tự nhiên đó được chuyển hóa thành điện năng để phục vụ cho đời sống của con người.
Một điểm cộng cho tấm pin năng lượng mặt trời chính là tạo ra một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
>>> Xem thêm: Hệ thống điện mặt trời là gì? Nguyên lý, cấu tạo và ứng dụng
Những lợi ích khi sử dụng pin mặt trời
Pin năng lượng mặt trời được ứng dụng khá rộng rãi nhờ các lợi ích mà nó mang lại.
Tạo ra nguồn năng lượng xanh
Ánh sáng mặt trời được xem như là nguồn năng lượng tự nhiên và quen thuộc. Thông qua các tấm pin mà nguồn năng lượng này được chuyển hóa thành điện năng nhằm phục vụ cho đời sống con người. Giúp giảm gánh nặng cho lưới điện quốc gia luôn trong tình trạng quá tải, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu điện để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Tiết kiệm
Hiện nay, giá của Tấm pin mặt trời đã giảm xuống khá thấp, cùng với chi phí để lắp đặt các hệ thống cho các hộ gia đình, nhà xưởng, công ty,… cũng vừa phải. Với chi phí đầu tư thấp nhưng lại có hiệu quả sử dụng rất lớn giúp giảm thiểu chi phí từ hệ thống lắp đặt, không phải bảo dưỡng, độ bền có thể lên đến hơn 25 – 30 năm, giúp tiết kiệm tiền điện hàng tháng rất nhiều so với khi chỉ sử dụng hệ thống điện lưới.
>>> Xem thêm: Hệ thống điện mặt trời độc lập là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng
Thân thiện với môi trường
Ưu điểm nổi bật nhất của tấm pin là được tạo ra từ nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, góp phần lớn trong quá trình bảo vệ môi trường.
Hy vọng qua bài viết này của Điện Trần Lê các bạn đã hiểu rõ hơn về Pin năng lượng mặt trời là gì và sử dụng nó thật hợp lý.